Thư ký điều hành Công ước khung của LHQ ca ngợi Thiền sư Thích Nhất Hạnh
Bà Costa Rica Christiana Figueres bày tỏ, trong giáo lý Phật đà mà Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã giáo huấn và giúp bà thêm các đức “Bi, Trí, Dũng” để vượt qua việc đối phó với việc biến đổi khí hậu toàn cầu.
Trong diễn đàn Kinh tế Thế giới tại Davos, bang Geneva, Thụy Sỹ bà Figueres phát biểu: “Đây là một cuộc đua Marathon 6 năm không ngừng nghỉ. Tất cả lời dạy của Thiền sư Thích Nhất Hạnh là những gì tôi cần để đủ kiên định và căn cứ để tôi vượt qua khó khăn trong quá trình thực hiện sứ mệnh hòa bình này”.
Chữ ký của Thiền sư Thích Nhất Hạnh cũng là một phần trong 26 ký chữ đại diện cho Tôn giáo của các quốc gia. Sự kiện này là một Thông điệp kêu gọi các lãnh đạo về chính trị, tôn giáo chung tay giải quyết các vấn đề do biến đổi khí hậu toàn cầu gây ra. Sau hội nghị, bản tuyên bố về biến đổi khí hậu này được trao lại cho Tổng thống Pháp François Hollande.
Bà Costa Rica Christiana Figueres nhớ lại lần đầu bà đến thăm Thiền sư tại Viện phật học ứng dụng châu Âu (European Institute of Applied Buddhism) thành phố Waldbroel, thuộc tiểu bang Nordrhein (Đức) - đây là nơi mà trước đây là bệnh viện tâm thần chứa hơn 700 bệnh nhân bị phát-xít Đức sát hại trong Chiến tranh thế giới thứ II. Kể từ đó nơi đây biến thành một vùng đất đau thương lạnh lẽo nhưng khi Thiền sư Thích Nhất Hạnh đến đây, và biến nó thành một tu viện Phật giáo.
Bà Costa Rica Christiana Figueres cho rằng, “Thiền sư đã chứng minh rằng có thể biến đau thương, thù hận thành tình yêu, biến kẻ thất bại thành chiến thắng, biến sự thù ghét thành tình yêu và sự tha thứ. Câu chuyện này là một bài học thực tế dành cho tôi. Trong cuộc đàm phán về khí hậu, ban đầu các quốc gia đều có tranh chấp, xung đột, đổ lỗi cho nhau nhưng cuối cùng cũng đã chịu ngồi lại với nhau và đi đến một thống nhất chung vì môi trường”.
Bà Costa Rica Christiana Figueres nói: “Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã giúp bà thực hiện một hành trình thay đổi bản thân. “Tôi đã vượt qua các cuộc đấu tranh nội tâm ở nhiều cấp độ khác nhau, bởi vì tôi biết đã đến lúc tôi phải làm điều này. Tôi cảm thấy đây chính là năng lượng đã giúp tôi trong các cuộc đàm về biến đổi khí hậu”.
Bài báo giới thiệu, Thiền sư Thích Nhất Hạnh là một thiền sư, giảng viên, nhà văn, nhà thơ, nhà khảo cứu, nhà hoạt động xã hội, và người vận động cho hòa bình. Ngài là một người ủng hộ hòa bình, trong chiến tranh Việt Nam ngài khuyến thích các hoạt động biểu tình ôn hòa phi vũ trang.
Ngài là một trong những vị Tăng Sĩ Việt Nam đầu tiên muốn thực hiện việc hiện đại hóa Phật Giáo và tinh thần ấy vẫn còn có giá trị đến ngày hôm nay cho cả trong lẫn ở ngoài nước.
Từ phong trào “Thanh Niên Phụng Sự Xã Hội” của Ngài đã chủ trương cho đến “giới Tiếp Hiện” cho Cư Sĩ lẫn Tu Sĩ hay còn gọi là Tăng Thân. Mãi cho đến năm 1988 Ngài vẫn còn chú trọng sâu vào hai lãnh vực trên, nhưng kể từ năm 1988 trở đi Ngàithấy rằng không thể thiếu hình ảnh của Tăng Đoàn, nên Ngài đã thâu nhận người xuất gia và trong hiện tại, Ngài là một Thiền Sư Việt Nam có nhiều Đệ tử xuất gia nhất, có thể trên 1.000 vị chứ không ít. Như vậy vai trò của người xuất gia không thể thiếu trong việc truyền thừa giáo lý của Phật Đà.
Năm 1982, Ngài thành lập Trung tâm Phật giáo Làng Mai tại Pháp.
Thiền sư Thích Nhất Hạnh là cha đẻ của pháp môn thực tập chánh niệm ở Tây phương, và đã được một nhà hoạt động bảo vệ môi trường trong hơn hai thập kỷ, có những tu viện khác trên toàn thế giới và đã xây dựng thứ tự tu viện phát triển nhanh nhất trên thế giới. Ông cũng được tôn trọng bởi các nhà lãnh đạo cấp cao trên toàn Hoa Kỳ.
Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã phối hợp kiến thức của mình về nhiều trường phái thiền khác nhau cùng với các phương pháp từ truyền thống Phật giáo Thượng tọa bộ, những nhận thức sâu sắc từ truyền thống Phật Giáo Đại thừa, và vài phát kiến của ngành tâm lý học đương đại phương Tây để tạo thành cách tiếp cận hiện đại của ông đối với thiền. Ngài đã trở thành một người có ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển của Phật giáo phương Tây.
Tháng 11 năm 2014, Thiền sư phải nhập viện ở Pháp sau trận xuất huyết não nghiêm trọng. Sau đó ngài được đưa đến San Francisco vào tháng 07 năm 2015 để trải qua một chương trình phục hồi chức năng chuyên sâu hơn tại Trung tâm Y khoa UCSF.
Vào tháng 09 năm 2015, Thiền sư bắt đầu nói những lời đầu tiên kể từ khi bị bệnh. Hiện nay Thiền sư đã trở về Làng Mai để tiếp tục dưỡng bệnh.
__Vân Tuyền __
(Nguồn: Worldreligionnews)