Sri Lanka: Thiên Chúa Giáo nên cùng đồng hành với Phật giáo tổ chức lễ Vesak
Là một người Thiên Chúa Giáo, sự tham gia của ông trong ngày lễ Phật Đản này quan trọng như thế nào?
Với tất cả chúng ta, những người được sinh ra và lớn lên ở Sri Lanka, Phật giáo là một phần trong văn hóa của mình. Các nghi lễ và đặc tính của Phật giáo vượt ra ngoài phạm vi của một tôn giáo. Lòng khoang dung đã phát triển trong xã hội này cũng nhờ các đặc tính của Phật giáo. Ngay cả trong cuộc chiến tranh khói lửa tàn bạo và khủng khiếp vì khủng bố, mọi người từ nhiều sắc tộc đã cùng tồn tại bên nhau ngoài sự kiểm soát của bọn khủng bố mãnh hổ Tamil và tôi tin rằng sức sống của tâm linh để sống do sự ảnh hưởng của Phật giáo. Điều đặc biệt rất đáng quan tâm và trân quý là những lời dạy của Phật giáo rất được phổ quát toàn cầu. Những lời dạy này có thể áp dụng cho loài người một cách bình đẳng. Phật giáo xuất hiện trong bối cảnh sự phân biệt tôn giáo cứng nhắc ở Ấn Độ không đối xử bình đẳng với mọi người. Phật giáo được truyền thụ với tinh tần bình đẳng. Những gì mà người Sri Lanka chúng ta cần làm là áp dụng những lời dạy này để giải quyết các vấn đê của chính mình trong sự phân biệt sắc tộc và tôn giáo để vượt qua chúng.
Làm theo lời dạy của Chúa Jesus và Kinh Thánh, điều gì chúng ta cần làm để thể hiện tinh thần đoàn kết của mình?
Ngày lễ Vesak là một cơ hội tuyệt với cho các nhà thờ giải thích những giá trị của Phật giáo và Thiên Chúa Giáo là như nhau dù ngôi ngữ có thể khác nhau. Khi Đức Phật nói rằng gieo nhân sẽ gặt quả cũng giống như bánh xe theo chân con bò thì Chúa Jesus cho biết mình gặt hái những gì mình gieo. Khi Đức Phật dạy rằng chỉ có tình yêu mới xóa bỏ được hận thù thì Chúa Jesus cũng dạy rằng tình yêu là thượng đế.
Với Sri Lanka, những giá trị này vô cùng cần thiết trong thời hậu chiến. Chấm dứt những mâu thuẫn lộn xộn này đòi hỏi một hành động của ý thức và cần có một tầm nhìn để chuyển hóa mang lại lợi ích cho mọi người. Một trong những thử thách lớn nhất để duy trì hòa bình là tìm ra ánh sáng mới trong chân lý của sự thật.
Vậy ông có nghĩ rằng những lời khuyên này sẽ có một sự tác động nào đó đến xã hội khi hầu hết mọi người đều đang bối rối về tình hình kinh tế, chính trị và tâm linh không?
Điều cần thiết là cầu nguyện và tham gia những nghi lễ tôn giáo nhưng điều quan trọng hơn là gần gũi với những người anh em của mình dù cả thế giới đang lên án họ. Gần đây, tôi đọc vài bài báo nói về chuyện tổ chức chúc mừng ở Hoa Kỳ với cái chết của Bin Laden. Tôi đồng ý với nhận định của Vatican rằng:”Một người thiên chúa giáo không nên vui mừng vì cái chết của người khác.” Tương tự như vậy, việc chúc mừng sau chiến tranh ở Sri Lanka là không chấp nhận được vì nội chiến đã gây ra cái chết thương tâm cho hàng ngàn người dân vô tội.
Câu hỏi cuối cùng, theo ông điều gì mà chúng ta có thể làm để bày tỏ tình đoàn kết nhân ngày lễ Vesak của Phật giáo không?
Cuộc hành trình tiến đến sự hòa giải vẫn còn khá dài. Một nhà sư Việt Nam, thầy Thích Nhất Hạnh có nói “Những cuộc chiến hàng ngày đang diễn ra trong suy nghĩ của chúng ta, với gia đình của mình cũng tương tự như cuộc chiến của các quốc gia đang diễn ra trên toàn thế giới. Điều chúng ta thường cho rằng những ai không thuộc niềm tin với mình là sai đã gây ra không biết bao sự nguy hạ, khổ đau. Khi chúng ta tin rằng có một điều gì đó hoàn toàn đúng thì chúng ta là những tù nhân trong tâm tư của mình.” Là những người Thiên Chúa Giáo, chúng ta phải ủng hộ những đồng bào Phật giáo của mình sống trong những giá trị tôn giáo của họ cũng như chúng ta vậy.
Ngọc Hằng dịch
Theo Asia News